• Text Resize A A A
  • Print Print
  • Share Share on facebook Share on twitter Share

Các Câu Hỏi Thường Gặp

Section 1557 (Mục 1557) Affordable Care Act

Notice of Proposed Rulemaking (Thông Báo Quy Tắc Đề Xuất)

  1. Mục 1557 là gì và mục này có hiệu lực khi nào?

Mục 1557 là điều khoản chống phân biệt đối xử của Affordable Care Act (ACA). Luật này cấm phân biệt đối xử trên cơ sở chủng tộc, màu da, quốc gia nguồn gốc, giới tính, tuổi, hay tình trạng khuyết tật trong các chương trình và hoạt động y tế nhận hỗ trợ tài chính liên bang từ chính quyền liên bang hay được quản lý bởi một cơ quan Cao Cấp hay bất kỳ tổ chức nào được thành lập theo Điều I của ACA. Mục 1557 có hiệu lực kể từ khi được ban hành năm 2010.

  1. Mục 1557 bảo vệ khách hàng bằng những cách nào?

Mục 1557 coi việc bất kỳ nhà cung cấp dịch vụ y tế nào, như một bệnh viện hay một bác sĩ, nhận ngân sách từ chính phủ liên bang từ chối một cá nhân- hay phân biệt đối xử với người đó theo một cách nào khác-trên cơ sở chủng tộc, màu da, quốc gia nguồn gốc, giới tính, tuổi hay tình trạng khuyết tật của người đó là trái pháp luật.  Mục 1557 áp đặt các yêu cầu tương tự đối với các công ty bảo hiểm nhận ngân sách liên bang; họ bị nghiên cấm, cùng với các điều khác, loại trừ hay đối xử bất công với một người theo bất kỳ một lý do bị cấm nào được nêu ở trên.  Theo quy tắc đề xuất, Mục 1557 cũng được áp dụng cho Health Insurance Marketplace và các chương trình y tế được Department of Health and Human Services (HHS, Bộ Y Tế Và Các Dịch Vụ Nhân Sinh) quản lý.

  1. Quy tắc đề xuất của Mục 1557 khác gì so với các quy tắc của các luật về quyền công dân khác mà Office for Civil Rights (Văn Phòng Quyền Công Dân) hiện đã thực thi?

Quy tắc đề xuất này kết hợp và phối hợp hài hòa các luật lâu đời hiện có của liên bang về quyền công dân,  và nêu rõ các tiêu chuẩn mà HHS sẽ áp dụng khi thực thi Mục 1557 Affordable Care Act, và mục này quy định rằng các cá nhân không thể bị từ chối việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc y tế hay bảo hiểm y tế hay bị đối xử phân biệt theo các hình thức khác trên cơ sở chủng tộc, màu da, quốc gia nguồn gốc, giới tính, tuổi, hay tình trạng khuyết tật của họ.

Xây dựng dựa trên nền tảng các quy tắc lâu đời và quen thuộc về quyền công dân, quy tắc đề xuất đã có những bước tiến quan trọng.  Mục 1557 là luật liên bang đầu tiên về quyền công dân cấm phân biệt đối xử trên cơ sở giới tính trong chăm sóc y tế.  Mục này mở rộng phạm vi bảo vệ chống phân biệt đối xử cho các cá nhân có bảo hiểm y tế với Health Insurance Marketplaces và các chương trình bảo hiểm y tế nhất định khác.  Và đề xuất này ràng buộc trách nhiệm cho các chương trình y tế của HHS theo các tiêu chuẩn của quy tắc.

Quy tắc đề xuất cung cấp thông tin cho khách hàng về các quyền của họ theo luật và nêu rõ các bổn phận của các tổ chức thuộc phạm vi điều chỉnh của quy tắc.

  1. Mục 1557 hiện có được đảm bảo thực thi không?

Mục 1557 có hiệu lực kể từ ngày ban hành Affordable Care Act năm 2010.  Kể từ thời điểm đó, Office for Civil Rights đã và đang nhận và điều tra các khiếu nại theo Mục 1557.

  1. Tôi có thể làm gì nếu tôi cho rằng quyền công dân của tôi theo quy định của Mục 1557 bị vi phạm?

Nếu quý vị cho rằng quý vị đã bị phân biệt đối xử trong chăm sóc y tế hay bảo hiểm y tế, quý vị có thể gửi một khiếu nại về phân biệt đối xử theo quy định của Mục 1557.  Hãy truy cập trang web của Office for Civil Right tại www.hhs.gov/ocr để lấy bộ hồ sơ khiếu nại, hay gọi số điện thoại miễn phí của OCR (800) 368-1019 hoặc (800) 537-7697 (TDD) để nói chuyện với một người có thể trả lời các câu hỏi của quý vị và hướng dẫn quý vị qua các bước của quá trình khiếu nại.  Các mẫu khiếu nại của OCR có sẵn bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau.  Nếu quý vị cần được giúp đỡ hoàn thành mẫu khiếu nại của mình hay nếu quý vị cần mẫu khiếu nại theo một định dạng khác, quý vị có thể gọi tới số điện thoại miễn phí của chúng tôi (800) 368-1019 hoặc (800) 537-7697 (TDD) để được hỗ trợ.  Quý vị cũng có thể khởi kiện theo quy định của Mục 1557.

  1. Tại sao Office for Civil Rights (OCR) lại đề xuất một quy tắc nhằm vào Mục 1557?

OCR đề xuất quy tắc này để giúp các khách hàng hiểu rõ hơn về quyền của họ và giúp các tổ chức thuộc phạm vi điều chỉnh của quy tắc hiểu các bổn phận của họ theo quy định của Mục 1557. Quy tắc đề xuất phát huy các tiêu chuẩn của bốn luật liên bang về quyền công dân được đề cập trong Mục 1557 và các quy định về thực thi các luật này: Điều VI Civil Rights Act năm 1964, Mục 504 Rehabilitation Act năm 1973, Điều IX Education Amendments năm 1972, và Age Discrimination Act năm 1975.  Ngoài ra, quy tắc đề xuất cũng quy định các tiêu chuẩn mới được áp dụng cho phân biệt đối xử theo giới tính trong chăm sóc y tế và thiết lập các tiêu chuẩn áp dụng cho Marketplaces và các chương trình y tế được HHS quản lý.  

  1. Quy tắc đề xuất áp dụng cho những ai?

Quy tắc đề xuất áp dụng cho mọi chương trình hay hoạt động y tế nhận ngân sách từ HHS, mọi chương trình hay hoạt động y tế được HHS quản lý, như chương trình Indian Health Service (Dịch Vụ Y Tế Cho Người Da Đỏ) chương trình Medicare, và mọi chương trình hay hoạt động được quản lý bởi một tổ chức thành lập theo Điều I của ACA.  Ví dụ về các tổ chức thuộc phạm vi điều chỉnh của quy tắc bao gồm các bệnh viện, chương trình bảo hiểm y tế, cơ quan Medicaid tiểu bang, trung tâm y tế cộng đồng, cơ sở khám chữa bệnh của bác sĩ, cơ quan chăm sóc y tế tại gia, và Health Insurance Marketplaces. 

Trong khi quy tắc đề xuất chỉ áp dụng cho HHS và các chương trình và hoạt động y tế được HHS tài trợ, quy định của Mục 1557 áp dụng rộng hơn cho các chương trình và hoạt động y tế nhận hỗ trợ tài chính liên bang từ bất kỳ cơ quan Cao Cấp nào.  Mỗi cơ quan có quyền bảo đảm thực thi đối với các chương trình và hoạt động y tế được cơ quan đó tài trợ; HHS khuyến khích các cơ quan khác áp dụng các tiêu chuẩn trong quy tắc đề xuất này theo biện pháp đảm bảo thực thi Mục 1557 của riêng họ. 

  1. Quy tắc đề xuất có được áp dụng cho Marketplaces không?

Có, cả các Marketplaces Được Liên Bang hỗ trợ và các Marketplaces của Tiểu Bang đều thuộc phạm vi điều chỉnh của Mục 1557.

  1. Các tổ chức thuộc phạm vi điều chỉnh của quy tắc phải cho khách hàng biết về quyền của họ bằng cách nào?

Phù hợp với yêu cầu của các luật về quyền công dân hiện tại, HHS đề xuất yêu cầu tất cả các tổ chức thuộc phạm vi điều chỉnh của quy tắc đăng một thông báo về quyền công dân của khách hàng; các tổ chức thuộc phạm vi điều chỉnh của quy tắc với 15 nhân viên trở lên cũng phải có một quy trình khiếu nại về quyền công dân và một nhân viên được chỉ định để điều phối các nỗ lực tuân thủ của tổ chức. Theo một quy định mới, các tổ chức thuộc phạm vi điều chỉnh của quy tắc sẽ phải đăng thông tin cho các khách hàng khuyết tật và khách hàng có trình độ tiếng Anh hạn chế (LEP) biết về quyền được hỗ trợ giao tiếp của họ, và phải đăng các ghi chú bằng 15 ngôn ngữ thông dụng hàng đầu của các cá nhân LEP trong cả nước, cho khách hàng biết rằng có các dịch vụ hỗ trợ ngôn ngữ miễn phí dành cho họ.

Để giảm thiểu gánh nặng cho các tổ chức thuộc phạm vi điều chỉnh của quy tắc, Office for CivilRights (OCR) đã chuẩn bị một thông báo mẫu mà các tổ chức thuộc phạm vi điều chỉnh của quy tắc có thể sử dụng nếu họ muốn; họ có thể tự lập ra thông báo của riêng họ nếu muốn.  OCR cũng có kế hoạch dịch thông báo mẫu này sang 15 ngôn ngữ thông dụng hàng đầu của các cá nhân LEP trong cả nước và gửi các thông báo mẫu được chuyển ngữ đó cho các tổ chức nếu họ muốn đăng các thông báo chuyển ngữ này.  Ngoài ra OCR còn có kế hoạch cung cấp các ghi chú,bằng 15 ngôn ngữ thông dụng hàng đầu của các cá nhân LEP trong cả nước, mà các tổ chức thuộc phạm vi điều chỉnh của quy tắc phải đăng.

  1. Quy tắc đề xuất yêu cầu điều gì đối với các cá nhân có trình độ tiếng Anh hạn chế (LEP)?

Quy tắc đề xuất áp dụng nguyên tắc lâu đời của Title VI (Điều VI) rằng các tổ chức thuộc phạm vi điều chỉnh của quy tắc phải có các biện pháp hợp lý để giúp các cá nhân LEP tiếp cận dịch vụ.  Các tiêu chuẩn của Title VI (Điều VI) được kết hợp vào quy tắc đề xuất là linh hoạt, có tính đến các nhân tố như bản chất và tầm quan trọng của giao tiếp, và, nếu liên quan, tần suất mà tổ chức thuộc phạm vi điều chỉnh của quy tắc phục vụ khách hàng nói ngôn ngữ đó, các nguồn lực của tổ chức, và các nhân tố khác. 

  1. Quy tắc đề xuất yêu cầu điều gì đối với người khuyết tật?

Quy tắc đề xuất phù hợp với các yêu cầu hiện tại theo Americans with Disabilities Act và Mục 504.  Theo đó, quy tắc đề xuất yêu cầu phải có giao tiếp hiệu quả, bao gồm thông qua việc cung cấp các dịch vụ và biện pháp hỗ trợ bổ sung; thiết lập các tiêu chuẩn về khả năng tiếp cận các tòa nhà và cơ sở; và yêu cầu các chương trình được cung cấp bằng định dạng điện tử và công nghệ thông tin phải dễ tiếp cận, trừ khi tổ chức đó chứng minh được rằng việc đó là một gánh nặng quá lớn về tài chính và quản lý đối với họ hay việc đó yêu cầu phải có một sự thay đổi căn bản về bản chất của chương trình hay hoạt động.  Các tổ chức thuộc phạm vi điều chỉnh của quy tắc cũng phải có những thay đổi hợp lý về chính sách, thủ tục, và thực hành của họ để giúp người khuyết tật tiếp cận các dịch vụ và chương trình của tổ chức, trừ khi tổ chức chứng minh được rằng việc đó sẽ thay đổi căn bản các chương trình và dịch vụ.

  1. Các loại phân biệt đối xử nào được coi là phân biệt đối xử trên cơ sở giới tính?

Theo quy tắc đề xuất, phân biệt đối xử theo giới tính bao gồm, nhưng không giới hạn, phân biệt đối xử dựa trên việc một người có thai, rập khuôn giới tính, và định hướng giới tính. Hơn 25 năm trước, U.S. Supreme Court coi việc phân biệt đối xử trên cơ sở các quan điểm rập khuôn về giới tính, bao gồm cả những hành vi, hình thức hay phong cách được cho là phù hợp, là việc phân biệt đối xử theo giới tính phi pháp.  Phạm vi của quy tắc đề xuất bao trùm phân biệt đối xử trên cơ sở định hướng giới tính dựa trên quyết định đó của tòa án và các luật sau này, cũng như các thực hành của cơ quan chính quyền liên bang. 

Quy tắc đề xuất nêu rõ cam kết của HHS, về mặt chính sách, đối với việc cấm phân biệt đối xử dựa trên định hướng giới tính và cần ý kiến đóng góp để sao cho một quy tắc cuối cùng có thể bao gồm các chính sách bảo vệ mạnh mẽ nhất chống phân biệt đối xử, mà các chính sách bảo vệ này liên tục được tòa án đảm bảo hỗ trợ.

  1. Tại sao Office for Civil Rights (OCR) lại chọn bao gồm các quy định đề cập cụ thể đến vấn đề tiếp cận chương trình bình đẳng theo giới tính trong các chương trình và hoạt động y tế?

Nhiều quy định của quy tắc đề xuất, bao gồm các quy định hướng vào bổn phận của các tổ chức thuộc phạm vi điều chỉnh của quy tắc phải giúp các cá nhân có Trình Độ Tiếng Anh Hạn Chế tiếp cận dịch vụ và hỗ trợ giao tiếp hiệu quả cho người khuyết tật, kết hợp các nguyên tắc lâu đời của luật về quyền công dân, và do đó các quy định này là quen thuộc với các tổ chức chịu sự điều chỉnh của quy tắc đề xuất.  Quy tắc đề xuất cung cấp hướng dẫn bổ sung trong các lĩnh vực mà việc áp dụng các nguyên tắc này có thể khá mới mẻ.  Bởi vì Mục 1557 là luật liên bang về quyền công dân đầu tiên cấm phân biệt đối xử theo giới tính trong các chương trình y tế được liên bang tài trợ, quy tắc đề xuất có các quy định được thiết kế để phổ biến kiến thức cho khách hàng và các tổ chức thuộc phạm vi điều chỉnh của quy tắc hiểu rõ về phân biệt đối xử theo giới tính trong lĩnh vực y tế.  OCR cũng cung cấp các thông tin bổ sung về việc áp dụng các nguyên tắc không phân biệt đối xử vào bảo hiểm y tế và các bảo đảm quyền lợi y tế khác.

  1. Quy định đề cập cụ thể đến vấn đề tiếp cận chương trình bình đẳng theo giới tính trong các chương trình và hoạt động y tế yêu cầu những gì?

Quy định đề xuất yêu cầu các tổ chức thuộc phạm vi điều chỉnh của quy tắc phải giúp các cá nhân được tiếp cận bình đẳng các chương trình và hoạt động y tế mà không có sự phân biệt đối xử trên cơ sở giới tính và phải đối xử với các cá nhân phù hợp với định hướng giới tính của họ. Quy định này được áp dụng cho tất cả các chương trình và hoạt động y tế, gồm cả khả năng tiếp cận các cơ sở, được quản lý bởi tổ chức thuộc phạm vi điều chỉnh của quy tắc.   Phương pháp tiếp cận đề xuất này phù hợp với hướng dẫn và các hành động đảm bảo thực thi gần đây của Department of Education (Bộ Giáo Dục), Department of Justice (Bộ Tư Pháp), và Equal Employment Opportunity Commission (Ủy Ban Cơ Hội Việc Làm Bình Đẳng).

  1. Quy định về không phân biệt đối xử trong bảo hiểm y tế và các bảo đảm quyền lợi y tế khác cấm những gì?

Quy định đề xuất nghiên cấm các tổ chức thuộc phạm vi điều chỉnh của quy tắc phân biệt đối xử dựa trên chủng tộc, màu da, quốc gia nguồn gốc, giới tính, tuổi, hay tình trạng khuyết tật khi cung cấp hay quản lý bảo hiểm y tế hay các bảo đảm quyền lợi y tế khác.  Lệnh cấm này được áp dụng cho tất cả các công ty bảo hiểm y tế nhận hỗ trợ tài chính liên bang, như các khoản giảm thuế trên lệ phí bảo hiểm và chia sẻ chi phí liên quan đến bảo hiểm thông qua Marketplaces, hay các khoản thanh toán Medicare Part D. 

Theo quy định đề xuất, một tổ chức thuộc phạm vi điều chỉnh của quy tắc không thể: từ chối, hủy, giới hạn, hay khước từ cấp hoặc gia hạn một hợp đồng bảo hiểm; từ chối hay hạn chế bao trả một yêu cầu thanh toán, hay áp đặt khoản chia sẻ chi phí hoặc các biện pháp hạn chế hay giới hạn khác; hay áp dụng các thực hành tiếp thị hoặc thiết kế quyền lợi phân biệt đối xử dựa trên chủng tộc, màu da, quốc gia nguồn gốc, giới tính, tuổi, hay tình trạng khuyết tật.  Quy tắc đề xuất không yêu cầu các chương trình bảo hiểm phải bao trả một quyền lợi hay dịch vụ cụ thể nào, nhưng một tổ chức thuộc phạm vi điều chỉnh của quy tắc không được phép có một chính sách bảo hiểm hoạt động theo một hình thức phân biệt đối xử. 

Quy định đề xuất cũng nghiêm cấm một tổ chức thuộc phạm vi điều chỉnh của quy tắc từ chối bất kỳ một yêu cầu thanh toán nào, hay áp đặt một khoản chia sẻ chi phí bổ sung nào hay các hạn chế khác, lên các dịch vụ y tế bất kỳ được cung cấp theo thông lệ hay đặc biệt dành cho các cá nhân thuộc một giới tính, dựa trên việc giới tính khi khai sinh, định hướng giới tính, hay giới tính được ghi nhận của một người khác với giới tính mà các dịch vụ y tế đó được cung cấp theo thông lệ hay cung cấp đặc biệt.

Theo quy tắc đề xuất, việc loại trừ thẳng thừng bảo hiểm cho tất cả các dịch vụ y tế liên quan đến chuyển giới là phân biệt đối xử dựa trên bề ngoài.  Ngoài ra, khi cung cấp hay quản lý bảo hiểm y tế hay các bảo đảm quyền lợi y tế khác, một tổ chức thuộc phạm vi điều chỉnh của quy tắc không được phép từ chối hay hạn chế bao trả, hay từ chối một yêu cầu thanh toán cho bất kỳ dịch vụ y tế nào liên quan đến chuyển giới nếu việc từ chối hay hạn chế đó dẫn đến sự phân biệt đối xử với người chuyển giới.

  1. Quy tắc đề xuất có áp dụng cho phân biệt đối xử trong công việc không?

Quy tắc đề xuất được áp dụng hạn chế cho phân biệt đối xử trong công việc.  Quy tắc này áp dụng cho việc cung cấp các quyền lợi y tế của nhân viên bởi một người sử dụng lao động nhận hỗ trợ tài chính của liên bang và tham gia chủ yếu vào lĩnh vực y tế, như một bệnh viện hay một cơ sở điều dưỡng.  Quy tắc này cũng áp dụng cho các quyền lợi y tế của nhân viên được cung cấp bởi một tổ chức không tham gia chủ yếu vào lĩnh vực y tế nếu như tổ chức đó nhận ngân sách liên bang dành cho chính chương trình quyền lợi y tế của nhân viên đó hay một chương trình y tế khác.  Tuy nhiên trong tình huống thứ hai, chỉ áp dụng cho các nhân viên làm việc cho chương trình y tế.  Cách xử lý của quy tắc đề xuất đối với phân biệt đối xử trong công việc theo quy định của Mục 1557 không làm thay đổi các chính sách bảo vệ theo Điều VII của Civil Rights Act hay các quy định về quyền công dân khác được đề cập trong Mục 1557.

  1. Quy tắc đề xuất có bao gồm ngoại lệ tôn giáo không?

Quy tắc đề xuất cần ý kiến đóng góp về việc liệu Mục 1557 có nên bao gồm một ngoại lệ cụ thể cho các tổ chức tôn giáo hay không, và nếu có, thì phạm vi của các ngoại lệ này ở mức độ như thế nào.  Không có điều nào trong quy tắc ảnh hưởng đến việc áp dụng các luật bảo vệ hiện tại cho các tín ngưỡng và thông lệ tôn giáo, như luật y đức, Religious Freedom Restoration Act, các quy định trong Affordable Care Act liên quan đến các dịch vụ phá thai, hay các quy định được ban hành theo Affordable Care Act liên quan đến các dịch vụ y tế dự phòng. 

  1. Tôi có thể xem quy định đề xuất không?

Có. Quý vị có thể xem một bản sao của quy định đề xuất tại https://www.federalregister.gov/public-inspection, hay tìm một đường dẫn trên trang web của OCR tại http://www.hhs.gov/ocr.

  1. Tôi có thể yêu cầu một bản sao của quy định bằng bản in chữ to, Braille (chữ dành cho người khiếm thị), hay bằng một định dạng thay thế khác không?

Có.  Để yêu cầu một bản sao bằng một định dạng thay thế khác, hãy gửi email cho Office for Civil Rights theo địa chỉ [email protected] và ghi rõ miêu tả về định dạng hay gọi tớisố điện thoại miễn phí của chúng tôi (800) 368-1019 hay (800) 537-7697 (TDD) để được trợ giúp.

  1. Khi nào thì giai đoạn nhận ý kiến đóng góp của công chúng đối với Notice of Proposed Rulemaking này kết thúc và làm thế nào để tôi có thể đóng góp ý kiến về quy định đề xuất này?

Giai đoạn nhận ý kiến đóng góp của công chúng đối với Notice of Proposed Rulemaking này kết thúc vào ngày 9 tháng 11 năm 2015.  Quý vị có thể gửi ý kiến đóng góp, được xác định bằng mã số RIN 0945-AA02 (hay Docket ID (Mã Số Phiếu) số 2015-22043), bằng bất kỳ phương pháp nào dưới đây:

Federal eRulemaking Portal (Cổng Thông Tin Quy Tắc Liên Bang): Quý vị có thể gửi ý kiến bằng định dạng điện tử tại trang http://www.regulations.gov. Làm theo các hướng dẫn đối với việc gửi ý kiến bằng định dạng điện tử. Các văn bản gửi kèm phải là các file Microsoft Word hay Excel; tuy nhiên, Office for Civil Rights muốn được nhận các file này bằng định dạng Microsoft Word hơn.

Dịch Vụ Bưu Điện Hoa Kỳ Regular (Thường), Express (Nhanh) hay Overnight (Qua Đêm):  Quý vị có thể gửi ý kiến đóng góp bằng văn bản (một bản chính và hai bản sao) đến địa chỉ duy nhất sau: U.S. Department of Health and Human Services, Office for Civil Rights, Attention: 1557 NPRM (RIN 0945-AA02), Hubert H. Humphrey Building, Room 509F, 200 Independence Avenue, SW., Washington, DC 20201. Các ý kiến đóng góp gửi qua thư có thể bị chậm trễ trong quá trình chuyển phát do các thủ tục an ninh. Hãy tính toán đủ thời gian sao cho các ý kiến đóng góp gửi qua thư được nhận trước hạn cuối trong trường hợp xảy ra chậm trễ trong quá trình chuyển phát.

Gửi Thư Tay hay Qua Người Đưa Thư: Nếu muốn, quý vị có thể gửi (thư tay hay qua người đưa thư) ý kiến đóng góp bằng văn bản (một bản chính và hai bản sao) đến địa chỉ duy nhất sau: Office for Civil Rights, Attention: 1557 NPRM (RIN 0945-AA02), Hubert H. Humphrey Building, Room 509F, 200 Independence Avenue, SW., Washington, DC 20201. (Bởi vì người không có thẻ nhận dạng dành cho nhân viên chính phủ liên bang sẽ không thể dễ dàng vào bên trong Hubert H. Humphrey Building, chúng tôi khuyến khích người có ý kiến đóng góp để lại ý kiến của mình trong các thùng thư đặt tại sảnh chính của tòa nhà.)

  1. Tôi có thể xem xét và cho ý kiến đối với Initial Regulatory Assessment của Bộ về Notice of Proposed Rulemaking này không?

Có.  Quý vị có thể xem một bản sao của Initial Regulatory Assessment của Bộ về Notice of Proposed Rulemaking này tại trang https://www.federalregister.gov/public-inspection, hay trên trang web của Office for Civil Rights tại http://www.hhs.gov/ocr.  Quý vị có thể cho ý kiến đối với Initial Regulatory Assessment này thông qua bất kỳ một lựa chọn nào nêu ở trên.

Content created by Office for Civil Rights (OCR)
Content last reviewed on November 12, 2015